NHỨC NHỐI: Việt Nam Đang Chiếm 1/3 Tổng Số Tiền Bị Lừa Đảo Qua Mạng(16 tỷ USD)

CẢ THẾ GIỚI BỊ LỪA QUA MẠNG ~53 TỶ USB, NGƯỜI VIỆT CHIẾM 1/3(~16 TỶ USD)

Những Lưu Ý Để Tránh Bị Lừa

Từ sau khi COVID-19 xảy ra, cuộc sống thay đổi nhiều sinh hoạt sang "online", nắm bắt được điều này các đối tượng lừa đảo đang mọc lên như nấm và đang được xem như một ngành "công nghiệp mới" với rất nhiều hình thức LỪA ĐẢO khác nhau. Thám tử Hoàng Long xin được tổng hợp lại các lưu ý và các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến như sau:
1. CÁC LƯU Ý:
- Hiện nay không có đơn vị công an nào làm việc qua facebook
- Cẩn thận khi cấp quyền truy cập định vị, camera, micro với các ứng dụng cài bằng apk, các phần mềm, ứng dụng không tin tưởng.
- Bảo mật thông tin tài khoản bằng cách bảo mật 2 lớp, không quét các mã QR lạ, ko đăng nhập vào các mạng wifi lạ không có mật khẩu
- Nếu có vấn đề gì thì đến trực tiếp trụ sở ngân hàng, trụ sở công an tại địa phương
- Nếu đã bị lừa 1 lần, TUYỆT ĐỐI không sử dụng các dịch vụ tìm lại tiền online để tránh bị lừa lần 2 (Hiện nay rất nhiều fanpage, nhóm đang chạy QC dịch vụ này)
- Cẩn thận khi người thân vay tiền qua facebook, zalo, tiktok,... kể cả khi đã gọi video vì rất có thể đó là gọi deepfake, chỉ nên chuyển nếu stk người nhận đúng với tên của người vay. Nếu có thể, hãy gặp mặt trực tiếp để giải quyết
- Cảnh giác với các hình thức làm việc online như tiếp thị liên kết, đầu tư tiền ảo, làm nhiệm vụ nhận tiền, đọc sách nhận lương,...
- Bảo mật thông tin cá nhân, không cung cấp OTP cho người lạ, bảo mật tuyệt đối các ảnh chân dung, ảnh CCCD, hình ảnh hay video nhạy cảm để tránh bị vay tiền online, tống tiền.
- Tìm hiểu về các hình thức lừa đảo online để nâng cao cảnh giác

Tổng Hợp Những Hình Thức Lừa Đảo Qua Mạng Phổ Biến Hiện Nay

 
các hình thức
các hình thức
Ảnh: Bộ Công An