- Dịch Vụ Bảo Vệ Vệ Sĩ Mật Hoàng Long
- Thám Tử Hoàng Long Cung Cấp Chứng Cứ Ngoại Tình
- Thám Tử Hoàng Long Theo Dõi Giám Sát Theo Yêu Cầu
- Thám Tử Hoàng Long Theo Dõi Giám Sát Trẻ Vị Thành Niên
- Thám Tử Hoàng Long Điều Tra Chủ Nhân Số Điện Thoại
- Thám Tử Hoàng Long Điều Tra Hàng Giả Hàng Nhái
- Thám Tử Hoàng Long Giúp Văn Phòng Luật Sư
- Thám tử Hoàng Long cho việt kiều/ngoại kiều
- Thám Tử Hoàng Long Xác Minh Lý Lịch Nhân Thân Họ Hàng
- Thám Tử Hoàng Long Điều Tra, Xác Minh Cho Người Sắp Kết Hôn
- Thám Tử Hoàng Long lấy bằng chứng giám định ADN
- Thám tử tư Hoàng Long truy tìm người thân thất lạc, bỏ trốn
- Thám Tử Hoàng Long Điều Tra Xác Minh Giới Tính
- Dịch vụ thám tử cho doanh nghiệp và công ty
Tiểu sử thầy Thích Minh Tuệ và những điều chưa biết
Quý vị và các bạn thân mến, mấy năm gần đây có xuất hiện một vị tu sĩ là người Việt Nam bốn lần đi bộ hành từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam với đầu trần chân đất, thầy khoác trên mình chiếc y tự may bằng nhiều mảnh vải đa màu sắc ghép lại và ôm trên tay một chiếc bình bát rất riêng biệt. Thầy có pháp danh là thích Minh Tuệ Thầy đang phát đại nguyện tu tập theo 13 hạnh đầu đà, đường lối tu khổ hạnh nguyên thủy của Như Lai Phật Thích Ca Mâu Ni. Qua bài viết này Thám Tử Hoàng Long mời quý phật tử, đại chúng cùng tìm hiểu về tiểu sử và quá trình xuất gia tu tập của thầy Thích Minh Tuệ thông qua nội dung chi tiết trong bài viết sau đây
Đôi Nét Về Tiểu Sử Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ có tên thế danh là Lê Anh Tú, thầy sinh vào năm Tân Dậu (1981) trong một gia đình khá giả tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, sau đó đến năm 1994 thì cả gia đình thầy Thích Minh Tuệ chuyển vào sinh sống tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Thân phụ của thầy là cụ ông Lê Xuân, sinh năm 1940, hiện tại cụ là sĩ quan quân đội về hưu, còn cụ bà thì chưa được chia sẻ thông tin cụ thể. 2 cụ sinh được 4 người con, thầy Thích Minh Tuệ là người con thứ 2 trong nhà. Người anh cả tên là Lê Anh Tuấn, sinh năm 1979, người em gái tên là Lê Thị Sâm sinh năm 1986 và người em trai út tên là Lê Thìn sinh năm 1988, cả mấy anh em nhà thầy đều học rất giỏi.
Ngay từ khi còn nhỏ, thầy Thích Minh Tuệ đã thường xuyên theo mẹ đến chùa tụng kinh niệm phật, thầy luôn là một người con chăm ngoan hiếu thảo, hiền lành, trung thực và luôn đạt được thành tích cao trong những lĩnh vực học tập. Sau khi học xong phổ thông trung học, thầy Thích Minh Tuệ đã tình nguyện xin nhập ngũ, thầy trở thành một quân nhân xuất sắc với cấp bậc thượng sĩ và giữ chức vụ trung đội phó. Sau 3 năm hoàn thành nghĩa vụ trở về, thầy Thích Minh Tuệ tiếp tục theo học trường trung cấp nông nghiệp tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Sau khi ra trường, thầy được mời về làm cho một công ty đo đạc tại huyện Ia Ka, tỉnh Đắk Lắk. Có một điều rất khác thường là ngay từ tuổi thiếu niên đến khi trưởng thành, thầy không quan tâm đến nữ sắc như các bạn đồng trang lứa. Ngoài thời gian học tập và làm những công việc thường nhật thì thầy Thích Minh Tuệ đều dành hết thời gian để tìm hiểu về kinh phật, tìm hiểu về những cách thức, đường lối tu tập và thiền định. Thầy dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về 13 hạnh đầu đà, đó là một trong những lối tu khổ hành để tôi luyện thân tâm, giúp cho con người từ bỏ được phiền não, cấu trần, tham dục, sân si, đố kỵ và danh vọng. Giúp cho người tu tập rất dễ đạt đến cảnh giới giác ngộ, giải thoát. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở tại thế, ngài đã truyền cho đại để tử Ma-Ha-Ca-Diếp tôn giả đường lối tu 13 hành Đầu Đà như sau:
Những hạnh này được xem là phương pháp hiệu quả để tu hành, giữ gìn sự thanh tịnh của tâm hồn và tiến gần hơn đến giải thoát. Dưới đây là sự mô tả và ý nghĩa về từng hạnh đầu đà.
1. Hạnh phấn tảo y: Sử dụng y phục làm từ vải vụn, không phải từ những chất liệu mới mẻ hay đắt tiền. Hạnh này giúp người tu buông bỏ sự kiêu hãnh về ngoại hình và tập trung vào nội tâm.
2. Hạnh ba y: Chỉ sở hữu ba y, không có thêm y phục nào khác. Hạnh này giúp giảm bớt lòng tham ái và sự phụ thuộc vào vật chất.
3. Hạnh khất thực: Đi khất thực để nuôi sống bản thân, không dựa vào sự cung cấp riêng từ một người nào. Điều này rèn luyện sự khiêm nhường và tinh thần từ bỏ của cải vật chất.
4. Hạnh khất thực từng nhà: Đi xin ăn từ nhà này sang nhà khác, không ở lại lâu ở một nơi. Điều này giúp tâm hồn không bị gắn bó với một nơi chốn hay con người nào cụ thể.
5. Hạnh nhất tọa thực: Chỉ ăn một lần trong ngày, không ăn thêm bữa nào khác. Hạnh này giúp kiểm soát và giảm bớt sự tham ăn, nâng cao tinh thần khổ hạnh.
6. Hạnh ăn bằng bát: Chỉ dùng một bát để ăn, không sử dụng nhiều vật dụng. Điều này tượng trưng cho sự giản dị và không lệ thuộc vào những tiện nghi không cần thiết.
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong): Không giữ lại thức ăn cho lần ăn sau, sống trong sự thanh tịnh và từ bỏ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và sự không chấp giữ.
8. Hạnh ở rừng: Sống trong rừng, xa lánh thế gian để tập trung vào việc tu tập. Hạnh này giúp giải phóng tâm trí khỏi những phiền não của cuộc sống đô thị.
9. Hạnh ở gốc cây: Chỉ ở dưới gốc cây, không xây dựng nhà cửa. Điều này giúp giảm thiểu sự sở hữu và sống gần gũi với thiên nhiên.
10. Hạnh ở giữa trời: Sống ở nơi không có mái che, để rèn luyện sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng. Hạnh này giúp tăng cường tinh thần chịu khổ và từ bỏ tiện nghi.
11. Hạnh ở mộ địa: Ở tại các nghĩa địa để thiền định và nhận thức về sự vô thường của cuộc sống. Điều này giúp người tu thấy rõ bản chất của sinh tử và không còn sợ hãi cái chết.
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong: Không có chỗ nghỉ cụ thể, ngủ ở bất cứ nơi nào. Hạnh này giúp buông bỏ sự gắn bó với một nơi chốn cụ thể và rèn luyện tính linh hoạt.
13. Hạnh ngồi (không nằm): Chỉ ngồi và không nằm xuống, ngay cả khi ngủ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và sự kiên định trong việc tu tập.
Mỗi hạnh đầu đà đều mang ý nghĩa sâu sắc trong việc rèn luyện tâm hồn và giúp người tu hành buông bỏ những ràng buộc thế gian. Thực hành những hạnh này giúp các vị xuất gia đạt được sự thanh tịnh nội tâm và tiến gần hơn đến sự giác ngộ.
Thực hành 13 hạnh đầu đà không phải là pháp môn duy nhất của đạo Phật để đạt Giác Ngộ, nhưng đây là hạnh tu được Đức Phật tán thán. Trong thời Phật tại thế, ngài Ma-Ha-Ca-Diếp đã chuyên tu hạnh này.
Quá Trình Và Cơ Duyên Xuất Gia Của Thầy Thích Minh Tuệ
Sau khi tìm hiểu lối tu khổ hạnh đầu đà, thầy Thích Minh Tuệ rất vui mừng và thầm nguyện mình sẽ được xuất gia tu hành, âu cũng là cơ duyên của thầy với Phật pháp trong thời gian làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Thầy Thích Minh Tuệ thường xuyên dành thời gian đến chùa lễ phật và tìm hiểu cuộc sống thiền môn. Việc gì đến ắt phải đến, trong một lần thầy Thích Minh Tuệ đi khảo sát đo đạc, trời bất ngờ nổi mưa giông sấm sét và thầy đã bị sét đánh trúng, thầy đã thiếp đi trong vô thức, khi thần thức của thầy lìa khỏi thể xác trong vài phút, thầy đã thấy sự vô thường của mỗi con người chúng ta. Sau khi tỉnh dậy, thầy Thích Minh Tuệ đã hoàn toàn thay đổi, thầy không còn hứng thú với tiền tài danh vọng hay những tiện nghi của xã hội hiện đại, thầy chỉ muốn nhanh chóng được xuất gia tu hành ngay lập tức để tìm cầu chân lý giác ngộ giải thoát, không còn phải sống trong kiếp luân hồi sinh, lão, bệnh tử nữa và chỉ có cách này mới có thể báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ được hoàn hảo nhất.
Thầy Thích Minh Tuệ bắt đầu tập ăn chay ngày một bữa và giữ 5 giới trong 6 tháng liền trước khi xuất gia, thầy chuẩn bị trước tâm lý và tinh thần để về quê xin phép cha mẹ cho đi xuất gia. Đúng lúc đó cha mẹ thầy ở quê cho gọi thầy về để làm thủ tục tách sổ chia đất cho 4 anh em thầy. Cảm thấy cơ duyên xuất gia đã đến nên thầy tức tốc trở về quê nhà họp mặt gia đình, sau đó thầy từ chối nhận tài sản và chỉ xin cha mẹ ký đơn cho phép thầy được đi xuất gia. Vì quá bất ngờ và đường đột nên cha mẹ của thầy không đồng ý, sau đó thầy đã dùng tuệ căn để giảng giải và thuyết phục cha mẹ. Sau một hồi năn nỉ thì vợ chồng cụ Lê Xuân cũng đồng ý ký vào đơn cho thầy đi xuất gia. Cha mẹ của thầy nói: Xuất gia tu hành là một điều cực kỳ khó, nếu con đã quyết tâm vững chí thì cha mẹ chấp nhận, cha mẹ chỉ mong con tu hành tinh tấn cho dù là gian nan khổ nhọc con cung không được bỏ cuộc phá giới giữa chừng, cha mẹ chúc con sớm hoàn thành sứ mệnh và sớm đắc đạo quả bồ đề trên con đường giải thoát giác ngộ. Được cha mẹ và người thân trong gia đình ủng hộ nên thầy Thích Minh Tuệ vô cùng hoan hỉ, thầy để lại một cái điện thoại, một chiếc tủ lạnh, một cây đàn guitar và 8m vải vàng cho cha mẹ làm kỷ niệm, sau đó thầy quỳ lạy bái biện cha mẹ cùng người thân để lên đường đi xuất gia, thời gian lúc đó là cuối năm 2015.
Lúc đầu thầy tìm tới một tu viện ở TP. Hồ Chí Minh xin bái sư xuất gia tu học theo giáo phái khất sĩ và được thầy bổn sư thu nhận rồi ban cho pháp danh là Thích Minh Tuệ, thầy rất tinh tấn tu hành siêng năng, chăm chỉ trong tu viện được hơn 7 tháng. Thầy cảm thấy đường lối tu tập trung thư viện không phù hợp với căn cơ của mình nên thầy đã xin phép rời khỏi tu viện để đi tìm đường lối tu mới, sau đó thầy tìm về một ngôi chùa ở Nha Trang và bắt đầu tu 13 hạnh đầu đà.
13 Câu Nói Đáng Suy Ngẫm Của Thầy Thích Minh Tuệ
- Con đi Tu là để cầu giải thoát.
- Hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
- Y áo con mặc là may từ vải con nhặt từ nơi nghĩa địa, ven đường, thùng rác.
- Bình bát là con chế từ nồi cơm điện người ta cho con.
- Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội để tu.
- Con mong sớm thành chánh quả để con báo hiếu cho cha mẹ.
- Giờ đây con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ con.
- Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận. Con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng.
- Giờ nếu anh có chửi con, con vẫn coi anh là bạn.
- Người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ.
- Mọi người hãy cố gắng giữ 5 giới: không sát sanh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không uống bia rượu.
- Con nguyện ước chúc cho mọi người được hạnh phúc.
- Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật - Pháp - Tăng nhỉ.
Những Điều Chưa Biết Về Thầy Thích Minh Tuệ
Khoảng 10 năm trước, khi thầy phát nguyện đi tu cụ ông Lê Xuân nói rằng dù đi tu khó khăn, thầy phải tu trọn vẹn và không được phá giới. Dù thương nhớ con trai, ông Xuân thấy ấm lòng khi thấy con trai được ủng hộ nhiều trên mạng xã hội. Ông kể rằng vợ ông đẻ rơi thầy ngoài đường khi đi làm ruộng, và từ nhỏ thầy đã có lòng từ bi, không muốn làm ai buồn. Thầy Thích Minh Tuệ đã đi tu hơn chục năm và gần đây mới thu hút sự chú ý của dư luận.
Ngày 16/5, Ban Tôn giáo Chính phủ gửi văn bản xác minh về ông Thích Minh Tuệ, tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại Hà Tĩnh, không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ông Thích Minh Tuệ đã ba lần đi bộ thực hành "hạnh đầu đà" nhưng không được chú ý. Lần thứ tư này, hành trình của ông thu hút đông đảo người dân và được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, tạo nên “hiện tượng Thích Minh Tuệ”. Thượng tọa Thích Đức Thiện xác nhận rằng "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.
Công văn số 151/HĐTS-VP1 của GHPGVN
Tuy nhiên theo quan điểm của văn phòng thám tử Hoàng Long, thầy Thích Minh Tuệ đã từng ẩn tu trước đây, việc đám đông đi theo gây cản trở giao thông, gây chú ý là sự việc không mong muốn tuy nhiên lại có ích cho Phật giáo hiện tại, đây là một cơ hội tốt để mọi người quan tâm đến khía cạnh chính yếu của Phật pháp là sự tu tập thay vì chỉ đi xin tài trợ xây chùa, nhận "dịch vụ" dâng sao giải hạn hay nhận cúng dường. Bản thân thầy cũng chỉ nhận mình là một công dân học tập theo lời Phật dạy, xưng "con" với tất cả mọi người và coi mọi người đều là anh em, cha mẹ.
Đang có rất nhiều vấn đề phát sinh khi thầy Thích Minh Tuệ bộ hành
Thầy Thích Minh Tuệ đang trở thành một “hiện tượng lạ” trên mạng, là một tấm gương mà nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, việc một số youtuber hoặc tiktoker quảng cáo quá mức và đôi khi phân biệt đối xử với các tu sĩ khác có thể gây ra sự ganh ghét và nguy hiểm cho Thầy. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy nhận thức đúng vấn đề và rút ra bài học để điều chỉnh bản thân từ tấm gương khổ hạnh, dám nghĩ dám làm từ thầy Thích Minh Tuệ
Công ty TNHH Dịch Vụ & Cung Cấp Thông Tin Hoàng Long
Liên Hệ: Lê Thanh Tuấn
Hà Nội: CS1: Số 8 Ngõ 50 Phố Ngụy Như Kom Tum,Thanh Xuân,Hà Nội
CS2: Số 126 Đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội
CS3: 850 Đường Láng, Hà Nội
TPHCM: CS1: Số 39B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
CS2: 165/10 Đường Tây Thạnh, Tân Phú, TPHCM.
Đà Nẵng: 122 Đường 2 Tháng 9, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng
Nghệ An: 16 Thăng Long, Nghi Kim, Thành phố Vinh, Nghệ An
Nha Trang: Võ Cang, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Đà Lạt: 111 Yersin, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Lào Cai: 46 Đ. Châu Úy, Nam Cường, Lào Cai
Điện Thoại: 0948.363.080- 0982.048.844
Email: hoanglongthamtutu@gmail.com
Facebook: Thám Tử Hoàng Long